Anh Đỗ Văn Trụ - Số nhà 39, ngõ 1194/141 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Liệt giường, cấm khẩu vì ĐỘT QUỴ, chồng tôi đã dần phục hồi sức khỏe
Không nói được, không đi được, không nhớ nổi tên vợ, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải phụ thuộc vào vợ sau khi bị đột quỵ não, cả gia đình suy sụp lâm vào khủng hoảng về cả kinh tế và tinh thần. Đó là những ngày “đen tối” mà anh Đỗ Văn Trụ (sinh năm 1972, số nhà 39, ngõ 1194/141 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội) mong rằng mình sẽ không bao giờ phải quay trở lại vì biến chứng khủng khiếp của căn bệnh đột quỵ não gây ra. Nhưng thật là tình cờ, nhờ biết đến và kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược Nattospes, cuộc sống của anh Trụ đã có được những bước cải thiện “vượt bậc”: sau 4 tháng sử dụng, anh đã có thể nói được, hát được một câu hát, tự xỏ dép được,…. Biết được điều này, chúng tôi đã có một cuộc gặp gỡ với chị Nguyễn Thị Lý – Vợ anh Trụ, người đã không quản ngại vất vả, khó khăn để hỗ trợ anh vượt qua những ngày tháng khó khăn của gia đình. Sau đây là cuộc trao đổi ngắn của chúng tôi với chị!
PV: Trước khi bị đột quỵ não thì anh Trụ có mắc bệnh lý gì khác không?
Chị Lý: Trước khi mắc đột quỵ não thì anh không mắc bất cứ một bệnh lý mắc kèm nào cả kể cả đến bây giờ huyết áp của anh vẫn bình thường, không mắc bệnh mỡ máu hay tiểu đường nào cả. Trước đây anh là công nhân của một cơ sở bán xe máy, sau đó anh về nhà đi xe ôm và làm các công việc tự do, anh không hay uống bia rượu, sức khỏe anh rất tốt và là trụ cột của gia đình, tôi từ khi có bầu đã nghỉ việc ở nhà do hay ốm nghén.
PV: Chị hay anh có thấy biểu hiện bất thường nào trước khi bị đột quỵ não không?
Chị Lý: Vào khoảng đầu năm 2012, đó là lần đầu tiên xảy ra đột quỵ não nhưng gia đình tôi không biết. Hôm đó đột nhiên anh ấy bị méo miệng, xỏ dép không được, nhưng ngồi một lúc thì lại hết, không có vấn đề bất thường nào cả, gia đình tôi tưởng anh bị cảm gió nên không để ý. Khoảng 7 tháng sau, anh tiếp tục bị đột quỵ lần thứ 2 khi đang ngồi uống nước chè, đứng lên suýt ngã thì người em anh ấy đỡ được, lưỡi ngắn lại, miệng méo, chân tay tê liệt, gia đình tôi vội vàng đưa đến bệnh viện Xanh Pôn, đi được nửa đường thì anh ấy lại bình thường trở lại, nên lại quay về nhà. Sau đó gia đình tôi có đưa anh đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ có nói đó là biểu hiện của cơn đột quỵ não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ não thực sự, nhưng chúng tôi không biết để đề phòng. Bác sĩ bệnh viện Bạch Mai kết luận anh bị tai biến mạch máu não nhẹ và cho thuốc về uống, nhưng khi anh uống thuốc thì anh hay bị đau đầu nên anh đã dừng lại và điều trị bằng phương pháp châm cứu và đông y.
PV: Đột quỵ não đã "hạ gục" anh Trụ như thế nào?
Chị Lý: Vào ngày 21/6/2013, sau khi đi uống bia với mấy người anh em thì anh bị nôn, nhưng vẫn quét nhà xong mới vào bật điều hòa ngủ. Thời gian đó, anh vẫn đang tiêm thuốc giúp tăng tuần hoàn não, đúng hôm đó thì bé nhà tôi bị ốm nên tôi bế bé sang hàng xóm chơi, khi về thì thấy người anh cứng đơ. Tôi lo lắng gọi mọi người tới đỡ anh đứng dậy nhưng không đứng được, do vẫn nghĩ là anh ấy say nên không đưa đi bệnh viện mà chỉ gọi bác sĩ gần nhà sang sơ cứu, tiêm truyền thuốc làm tan cục máu đông. Lúc mới đầu, anh nằm liệt giường, không đi đứng được, không nói được, mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân đều nằm tại chỗ. Sau đó chị đưa anh đến bệnh viện khám và kết quả chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện khẳng định anh bị đột quỵ do nhồi máu não. Lúc bắt đầu vào viện, tay chân anh không giơ được lên cao, không cầm nắm được gì, bên chân phải bị liệt.
PV: Từ một người khỏe mạnh, đột nhiên bị tàn phế không làm được gì, cuộc sống của anh chị thay đổi như thế nào?
Chị Lý: Có chứ, anh ấy luôn cảm thấy buồn bực, khó chịu trong người vì không làm được gì, không nói năng được nên tính tình thay đổi, cục cằn, gặp gì ném đấy, không nói được, không biết cách ra hiệu cho những việc thông thường như đi tiểu, đại tiện như thế nào, anh cáu gắt, đập phá mọi thứ. Mặc dù tôi hết lòng chăm sóc nhưng do nhiều khi không hiểu được ý muốn hoặc anh đang mắc vấn đề gì nên vô tình làm anh càng cảm thấy tự ti, khó chịu. Tôi lâm vào tình trạng khủng hoảng, stress trầm trọng khi nhìn anh, nhìn con không biết rồi cuộc sống của chúng tôi sẽ đi về đâu?
Anh Trụ và gia sau khi thoát khỏi di chứng sau đột quỵ não
PV: Đột nhiên, người chồng – trụ cột trong gia đình bị bạo bệnh, lúc đó chị đã gặp phải những khó khăn gì và chị đã vượt qua nó như thế nào?
Chị Lý: Từ trước anh là trụ cột chính của gia đình, tôi làm nghề cắt tóc nhưng từ khi ốm nghén tôi đã nghỉ ở nhà cho đến giờ nên mọi thu nhập của gia đình tôi đều dựa vào anh. Đến khi anh mắc bệnh trở thành thế này, chúng tôi không có nguồn thu nhập nào cả, cháu bé nhà tôi khi ấy mới được 13 tháng tuổi, nhưng việc chăm sóc trong thời gian ấy quá vất vả nên tôi đành cai sữa sớm cho cháu và gửi sang nhà bác – chị anh Trụ để 2 bác nuôi, còn tôi và em gái tôi ở lại chăm sóc anh. Nghĩ lại thời gian đó cho đến giờ khi kể lại tôi vẫn rơm rớm nước mắt, ai đã từng chăm sóc người bị liệt mới biết được những nỗi khổ phải trải qua. Người bệnh đã khổ, người chăm sóc vất vả không kém, tôi chẳng làm thêm được việc gì, tinh thần suy sụp, 2 tháng trời không ăn nổi gì, cơ thể tôi gầy sút cân nghiêm trọng. Sau đó tôi có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,… đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị thiếu máu, tôi cũng mua thuốc bổ về uống và tự động viên bản thân phải cố gắng bởi cũng không thể dựa vào ai, chồng và con nhỏ giờ đây đều cần đến mình, không cho phép mình được ốm, từ đó tôi cố gắng ăn uống, sức khỏe tôi cũng dần hồi phục.
PV: Vậy sau đó anh Trụ điều trị bệnh như thế nào?
Chị Lý: Anh được bác sĩ điều trị theo phương pháp phối hợp cả đông và tây y, châm cứu, luyện tập đến khoảng tháng 11/ 2013 anh có thể đi đứng lên được, có thể nói một số từ đơn giản như “có”, “không” nhưng tay bị co rút vào người, không xỏ dép được, đi lại khó khăn vẫn phải có người giúp đỡ, tay không giơ lên cao được, không cầm nắm được, cũng không mặc quần áo được. Tôi cũng động viên anh, đối với những di chứng sau tai biến mạch máu não thì việc hồi phục sẽ chậm hơn bệnh lý khác một chút.
PV: Sau đó anh tiếp tục được điều trị như thế nào? Nhờ đâu mà chị biết đến Nattospes?
Chị Lý: Sau khi thấy tình trạng bệnh của anh cải thiện chậm, tôi đã đưa anh đến bệnh viện để điều trị, bác sĩ có kê cho chồng tôi dùng Nattospes nên tôi đã mua cho anh sử dụng. Anh bắt đầu uống Nattospes từ tháng 12/2013 với liều 2 viên/ngày.
PV: Sau khi sử dụng Nattospes bao lâu thì chị thấy tình trạng bệnh của anh có chuyển biến?
Chị Lý: Sau khi dùng Nattospes 4 tháng, kết hợp với luyện tập, tôi thấy anh ấy có phục hồi rõ rệt, có thể tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự đi lại, tắm rửa, tự mặc quần áo cộc, tính tình vui vẻ hơn, đã nhớ được tên vợ, tay của anh cũng đỡ bị co rút,… Hiện tại, anh đã phục hồi được chức năng nói, có thể nói được những câu dài, hát cùng con trai một câu ngắn, tự luyện tập đi lại quanh nhà.
PV: Ngoài sử dụng Nattospes, anh Trụ có sử dụng thêm loại thuốc tây y nào không?
Chị Lý: Vào tháng 2/ 2014, tôi đưa anh đi khám thì bác sĩ có kê thêm thuốc chống đông, nhưng tôi được biết thuốc này nếu uống lâu dài thì sẽ có tác dụng phụ đến dạ dày nên sau khi sử dụng hết 1 hộp, anh đã không dùng nữa mà chỉ dùng duy trì Nattospes đến nay.
PV: Chị có tin tưởng rằng một ngày không xa, anh Trụ sẽ có thể hồi phục trở lại như trước đây không?
Chị Lý: Có chứ, trước kia chỉ cần nghe tiếng xe máy ngoài ngõ là tôi biết anh ấy đang về, nhìn anh ấy thế này tôi hy vọng lắm, tôi mong là anh ấy sẽ phục hồi được như bình thường để đi làm trở lại, có thể ngồi lên xe máy và đi làm như trước đây. Bản thân anh Trụ cũng cho biết, uống Nattospes, anh cảm thấy rất dễ chịu, không bị tác dụng phụ.
Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện này!
Nguyễn Liên
Đặt hàng Nattospes
Chia sẻ thực tế của bệnh nhân về sản phẩm Nattospes


Bị liệt nửa người do đột quỵ não, những tưởng sẽ phải sống chung với tình trạng này nhưng giờ Bà Hòa đã có thể đi lại bình thường. Bí quyết là gì?


Có thể nói ông đã từ cõi chết trở về sau cơn tai biến và nhờ Nattospes, ông đã thực sự hồi sinh.


Tưởng “chết” sau 3 lần tai biến mạch máu não nhưng nay chú Đạo đã “hồi sinh” một cách kì diệu. Bí quyết của chú là gì? Tìm hiểu qua bài viết sau:


Nattospes là sản phẩm đi đầu cho dòng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và ngăn chặn tai biến mạch máu não tái phát hiện nay.


Đột quỵ não đã làm anh Sơn bị tê nửa người, trí nhớ suy giảm, tay không cầm bút viết được. Nhưng giờ đã được cải thiện hoàn toàn, bí quyết của anh là gì?


Méo miệng, tê liệt nửa người là di chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não. Chị Phượng đã làm gì để khắc phục tình trạng này sau 4 tháng?